Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến, không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Có đến 2/3 dân số sẽ bị đau cổ ít nhất một lần trong cuộc đời. Đáng báo động hiện nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 25-30, đặc biệt là những đối tượng làm việc với tư thế cổ hoạt động nhiều như cúi gập liện tục trong thời gian dài. Nếu không điều trị, người bệnh sẽ thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, khó khăn trong các cử động cổ, lâu dần có thể dẫn đến bại liệt.

Cột sống cổ có cấu trúc phức tạp bao gồm 7 đốt sống, được ngăn cách bởi đĩa đệm với dạng thớ sợi chứa lớp gel, cùng dây chằng và các dây thần kinh đi ngang. Chức năng chính của đĩa đệm là hấp thu xung động, giúp cổ hoạt động nhịp nhàng, bảo vệ cổ khỏi các chấn thương. Theo thời gian, lớp đĩa đệm trở nên xẹp dần, mất khả năng giảm chấn giữa các đốt sống. Đồng thời các dây chằng cũng bị xơ cứng, xương phát triển lệch chèn ép các rễ thần kinh, gây ra các cơn đau dữ dội. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gia tăng cơ hội phục hồi chức năng cột sống cổ.

Thoái hoá khớp nghĩa là chúng ta mất đi đường cong sinh lý của xương sống vốn có, mất đi sự linh hoạt bình thường do phần xương sống quá thẳng. Phần vị trí xương bị thay đổi là vị trí bị thoái hoá. Vì vậy chúng tôi trị liệu bằng cách khôi phục lại các đường cong này. Đường cong sinh lý rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Đường cong sinh lý ở cổ, đường cong sinh lý ở ngực và đường cong sinh lý ở thắt lưng tạo thành hình chữ S. Khi một người đi lại di chuyển, cột sống vì vậy sẽ nảy lên, đường cong sẽ giúp cột sống giảm áp lực lên cột sống, không bị thoái hoá. Khi chúng ta ngồi, cổ chúng ta đổ về phía trước nhiều, mất đi các đường cong sinh lý vốn có. Khi bị mất đi các đường cong sinh lý thì không có sự di chuyển của các khớp xương, cột sống không có sự đàn hồi linh hoạt nữa dẫn đến bị thoái hoá như thoái hoá cột sống cổ, thoái hoá cột sống lưng.

Các triệu chứng thường gặp:

Ở giai đoạn đầu của những người bị thoái hoá cột sống cổ có dấu hiệu cơ bị tê cứng, dẫn tới bị đau lan xuống vai, cổ rất khó di chuyển. Bệnh tiến triển tệ hơn là khi thoái hoá đốt sống cổ kéo dài trong nhiều năm, các cơn đau có thể đau lan xuống cánh tay, ban đầu là đau tê 1 bên cánh tay xuống các ngón tay, rồi lan sang cả 2 tay, dẫn đến không những tê tay mà còn yếu cánh tay. Do đó ta có thể thấy hầu hết các cơn đau dẫn tới đau tê cuối cùng là yếu cả cánh tay.

- Xuất hiện các cơn đau mỏi vùng cổ-vai, cổ-gáy, khókhăn khi xoay đầu và cổ.

- Các cơn đau có thể lan đến 1 hay 2 bên vai và tay, khiến người bệnh bị tê hoặc mất cảm giác ngón tay.

- Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau nhức đầu ở vùng chẩm, hoặc xung quanh hốc mắt.

- Khi rễ thần kinh bị chèn ép càng nhiều, phần vai đến tay của người bệnh sẽ có cảm giác đau tê như “điện giật”, mất cảm giác, teo cơ, yếu liệt.

- Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1 – C2, C4, người bệnh còn bị thêm triệu chứng chóng mặt, nấc, ngáp,…

- Đau sau gáy là một triệu chứng cơ bản báo hiệu bạn có thể bị thoái hoá đốt sống cổ. Đây là căn bệnh cột sống rất phổ biến và không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, do thói quen vận động cùng tư thế làm việc không đúng cách, những người trẻ tuổi cũng sớm gặp phải các bệnh lý về cột sống. Trong thời gian dài, nếu không điều trị, người bệnh sẽ bị yếu cơ, bại liệt, mất hoàn toàn khả năng hoạt động. Nhận biết sớm triệu chứng và điều trị đúng cách là những yếu tố quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Các cơn đau mỏi vai gáy thường bắt đầu xuất hiện với mức độ nhẹ và tăng dần, khiến người bệnh chỉ cần sờ nhẹ ngoài da cũng thấy đau. Dần dần, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động vùng gáy cổ, chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay lại phía sau, những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng gáy cổ đau nhức.

Ngoài triệu chứng đau gáy cổ, người bệnh thoái hoá đốt sống cổ còn có thể kèm thêm dấu hiệu cứng cổ khi ngủ dậy, đau nhức đầu vùng chẩm, tay bị tê liệt…

Biện pháp phòng ngừa?

Để ngăn chặn thoái hoá đốt sống cổ chúng ta phải tập thể dục thường xuyên, lưu ý khi chúng ta sử dụng các thiết bị công nghệ, đặc biệt khi cầm điện thoại di động để nhắn tin phải luôn giơ tay cao lên trước mặt chứ đừng cuối đầu xuống. Nên thay đổi các tư thế xấu, và cần phải hạn chế thời gian ngồi nhiều. tập thể dục, tập gym, chạy, bơi lội là các hoạt động có tác dụng vô cùng to lớn để ngăn ngừa các chứng thoái hoá khớp.

Sau thời gian làm việc, bạn nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ. Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh những căng thẳng cho vùng cột sống cổ. Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính nên đứng lên đi lại vươn vai sau 1-2 giờ làm việc, tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.

Trang thiết bị tại nơi làm việc nên phù hợp và cân đối: bàn ghế nên có độ cao phù hợp. Điểu chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng.

Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.

Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp, tránh lối sống thụ động.

Chú ý bổ sung các loại thực phầm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa và các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh các bệnh xương khớp.

Phương pháp điều trị Thoái hóa cột sống cổ không dùng thuốc

Đầu tiên bệnh nhân cần được xác định nguyên nhân gây ra bệnh là gì rồi mới điều trị cho đúng. Bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ chỉ định chụp phim X-quang hoặc cộng hưởng từ để xem mức độ thoái hoá cột sống của bệnh nhân đang ở mức độ nào sau đó mới ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chứng năng để đưa cột sống về vị trí đúng, giúp lấy lại đường cong sinh lý. Thông thường sau vài tuần sẽ thấy kết quả tốt.Tuy nhiên, sau khi thấy đỡ hơn nếu bệnh nhân lại quay lại thói quen cúi xuống khi nhắn tin, ngồi làm việc máy tính cúi cổ lâu, các cơn đau sẽ quay trở lại. Để duy trì kết quả điều trị lâu dài bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân các bài tập phù hợp và hướng dẫn họ tự chăm sóc sức khỏe cột sống, hướng dẫn tư thế ngồi đúng, nghỉ ngơi thư giãn để có kết quả điều trị lâu dài.

Đau cổ xuất phát do sự sai lệch cấu trúc cột sống. Vì vậy, việc dùng thuốc giảm đau chỉ có thể làm mờ triệu chứng đau trong thời gian ngắn, hoàn toàn không hiệu quả trong việc chữa đau tận gốc. Khi lạm dụng thuốc giảm đau, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa đau tựnhiên, được các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống thực hiện bằng tay để nắn chỉnh các đốt sống sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên như ban đầu, giảm chèn ép vào rễ thần kinh, chữa đau triệt để.

Tùy theo từng tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị với các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp DTS, thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy trị liệu vận động ATM2, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave giúp kích quá trình làm lành các mô tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị.

Bác sĩ Timothy Gallivan - Phòng khám ACC đang điều trị cho bệnh nhân với thiết bị ATM2, máy vận động trị liệu tích cực, hoạt động theo cách thức kích thích các cơ thần kinh chuyển động theo những cường độ và vị trí khác nhau để tác động đến hệ thống thần kinh điều khiển trung ương. Do đó nó giúp chỉnh sửa những điểm bị sai lệch

Bệnh nhân sau khi điều trị sẽ được các chuyên viên vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC hướng dẫn các bài tập thể dục tại nhà đúng cách để duy trì hiệu quả lâu dài và hạn chế sự tái phát của bệnh.

Tóm lại đối với điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thứ nhất là phải chuẩn đoán chính xác sau đó điều trị với liệu pháp thần kinh cột sống và vật lý trị liệu, thứ hai là bệnh nhân cần tập luyện và điều chỉnh tư thế làm việc đúng sẽ giúp ngăn chặn bị tái đau trên cột sống và giúp cột sống trở lại trạng thái ban đầu, từ đó cơn đau sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bác sĩ Timothy Gallivan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét